CHÀO MỪNG NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA 10/10/2024

Trang chủ/ Du lịch Hưng Yên

  20/02/2022     |  Lượt xem 3197   

Lễ hội Đậu Tam Đa

Diễn ra trong 03 ngày (từ 06 đến 08 tháng 4 hàng năm). Lễ hội Đậu Tam Đa là lễ hội làng Tam Đa tôn vinh công lao của ba vị tướng công đã có công giúp dân làng mở mang bờ cõi, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
           Đậu Tam Đa.Trước kia còn có tên là Đậu muội vì xưa kia đây là làng Tam Muội. Sau này, đổi tên làng thành làng Tam Đa thì Đậu cũng được gọi theo tên làng là Đậu Tam Đa. Thuộc thôn Tam Đa xã Tam Đa. Đậu thờ 3 vị là: Sùng Minh Công, Quý Minh Công, Tĩnh Minh Công. Phối thờ cùng với 3 vị còn có vua Hùng Vương thứ 18 hiệu là Duệ Minh Vương.
         Đậu được xây dựng từ rất sớm ban đầu nhỏ và đơn sơ đến đầu thế kỷ XIX  thời vua khải định đậu Tam Đa được trùng tu to đẹp hơn. Lần trùng tu đó đậu có 3 cung: đệ nhất, đệ nhị và đệ tam nhưng do chiến tranh chống pháp năm 1949 – 1950 pháp phá cung đệ tam lấy gạch xây bốt tam hoàng. Dấu tích còn lại của cung đệ tam là nền và các chân tảng vẫn còn được lưu giữ lại hai bên sân. Giữa sân đậu có hai con rồng đá nằm song song ở tư thế chầu ra ngoài. Rồng mang phong cách điêu khắc đá thời Nguyễn.
          Thể theo nguyện vọng của nhân dân, cuối tháng 6/2021 ÂL Ban quản lý di tích tiến hành xây dựng lại cung đệ Tam trên nền móng cũ còn để lại. Với kiến trúc 5 gian giữ nguyên kiến trúc cũ là tòa tiền tế gồm hai bên hai trái là hai Hộ pháp và ba gian chính. Tòa đệ Tam ngăn cách với toàn đệ Nhị bằng một khoảng hiên và hàng cột giữa hai tòa.
         Tòa đệ nhị của Đậu Tam Đa với kiến trúc làm kiểu ba gian hai trái. Năm 1982, cung đệ nhị bị phá dỡ, đến năm 1997 với nhu cầu tín ngưỡng nhân dân địa phương đã làm lại cung đệ nhị. Cung này vẫn được giữ nguyên kiến trúc thời Nguyễn Mái lợp ngói mũi, nền lát gạch vuông, có 3 lớp cửa bức bàn, hai bên chái để hai cửa sổ vuông lấy ánh sáng. Nền của hai gian trái được làm cao hơn so với nên của ba gian chính. Toàn bộ cung đệ nhị làm theo lối kiến trúc kiểu vì ván mê. Trên các vì chạm khắc hoa văn hình triện và hình lá lật. các bức cốn của ba gian chính đều chạm đề tài cúc hóa rồng. Toàn bộ đường nét chạm khắc trên các cấu kiện của tòa này mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Tại gian trung tâm đặt một nhang án thờ bằng gỗ trên ban thờ bài trí bát hương sứ, đôi hạc gỗ, chân nến gỗ, mâm bồng… Phía trên ban thờ treo bức đại tự sơn son, thếp vàng khắc 4 chữ hán: “Vạn cổ anh linh”. Hai gian chái một bên đặt ban thờ mẫu, một bên đặt khám thờ. Trong khám đặt 7 bài vị của 7 giám thuộc thôn Tam Đa trước kia. Khám thờ thời Nguyễn chạm khắc đẹp và khá cầu kỳ. Khám sơn son thếp vàng làm kiểu chân quỳ, đế chạm đầu hổ phù. Có hai tầng diềm mái chạm lưỡng long chầu nhật, hoa dây, tứ linh. Các cửa khám chạm tứ linh, tứ quý.
         Tòa đệ nhị ngăn cách với tòa đệ nhất bởi một khoảng hiên hẹp. giữa hiên thẳng hai bức gian có 2 con sấu đá ở tư thế nằm chầu hướng ra ngoài mang phong cách điêu khắc thời Nguyễn. Tòa đệ nhất có 3 gian vẫn giữ nguyên toàn bộ kiến trúc thời Khải Định với kiến trúc kiểu vì kèo cánh báng. hiên gian chính chạm bong kênh long vân, chữ thọ, hiên hai gian bên chạm đề tài cúc hóa rồng.
         Từ hiên vào tòa đệ nhất bằng ba cửa lớn. trên ba cửa treo ba cửa võng thời Nguyễn chạm khắc cầu kỳ, tinh sảo. cửa võng gian trung tâm trang trí lưỡng long chầu nhật, tứ linh, tứ quý. Hai cửa võng hai bên trang trí hoa phù dung và hình triện, hoa dây. Gian trung tâm đặt tượng thờ vua Hùng Duệ Vương. Tượng bằng đồng, đúc thời Nguyễn, tượng sơn son thếp vàng ở tư thế ngồi, râu dài, mặc long bào thắt đai, phía sau tượng vua Hùng  Vương đặt một khám thờ sơn son thếp vàng lộng lẫy, trong khám đặt tượng thờ ngọc Hoàng. Tiếp đến, sau khám thờ đặt tượng thờ của ba vị thánh. Ba pho tượng được tạc bằng gỗ ở tư thế ngồi, sơn son thếp vàng. Gian bên phải đặt tượng thờ Đức ông, áp sát tường hồi đặt hai ngai thờ và hai bài vị thờ. Ngai và bài vị do 7 giáp trong thôn Tam Đa xưa cúng tiến, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Ngai làm kiểu chân quỳ, đế chạm đầu hổ phù ngậm chữ thọ, lưỡng long chầu nhật, tứ linh. Thân ngai làm thành hình các con tiện chạm long vân, hai tay ngai làm thành hai đầu rồng. Bài vị chạm đế đầu hổ phù, thân chạm hình đao lửa ỏ giữa khắc chữ Hán, trán bài vị chạm hình mặt trời cách điệu.
         Trải qua thời gian, biến động của lịch sử,  xã hội việc sử dụng di tích vào những mục đích khác nhau đã làm di tích không còn nguyên bản. Song nhân dân địa phương đã góp sức người, sức của trùng tu lại các hạng mục công trình như:
  • Năm 1997, dựng lại tòa đệ nhị.
  • Năm 2000 đảo ngói và thay một số cấu kiện tòa đệ nhất.
  • Năm 2008 xây dựng nhà tiếp khách và đảo ngói tòa đệ nhị.
  • Năm 2013 xây dựng lại khuôn viên của bên ngoài di tích.
  • Đầu năm 2014 Cổng đậu được xây dựng.
         -   Đến nay tháng 6 năm 2021 dựng lại tòa đệ Tam và các công trình phụ trợ, khôi phục lại hình dáng ban đầu của ngôi đền
Tuy trải qua nhiều lần tu sửa Đậu Tam Đa vẫn còn lưu giữ được phong cách điêu khắc mỹ thuật thời Nguyễn. Với kết cấu kiến trúc hình chữ Tam đây là kiến trúc điển hình của Đình, Chùa cổ ở Việt Nam gồm có 3 nếp nhà song song với nhau và được gọi lần lượt là tòa đệ nhất, đệ nhị  tòa đệ tam, các cấu kiện kiến trúc còn tương đối đồng bộ vững chắc. các mảng chạm khắc trên cốn tại tòa đệ nhất khá sinh động mang phong cách nghệ thuật dân gian truyền thống, Tòa đệ Tam đang được xây dựng lại trên nền móng cũ, vật liệu xây dựng mới và cũng theo nối kiến trúc cổ vốn có của ngôi Đền.
Phía trước cổng Đậu là cây Xi cổ thụ xum xuê toản bóng xuống hồ nước trong xanh được xem là nơi “tụ thủy, tụ phúc” của làng.
         Đậu Tam Đa còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như: các hiện vật điêu khắc đá, hệ thống ngai, khám, của võng, tượng thờ được chạm khắc khá công phu, cầu kỳ mang tính mỹ thuật cao.
         Đậu Tam Đa được xây dựng để thờ Vua Hùng Duệ Vương cùng ba vị tướng của Vua Hùng là Tính Minh, Quý Minh và Sùng Minh. Đây là những người có công lao to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước ta ở thời kỳ đầu.  Tương truyền, mảnh đất Tam Đa, huyện Phù Cừ chính là quê ngoại của ba vị tướng và khi cầm quân thì ba vị tướng đã về đây để chiêu mộ binh lính. Nên sau khi ba vị tướng hóa, để tỏ lòng biết ơn nhân dân Tam Đa đã xây dựng đậu tôn ba vị là Thành hoàng làng thờ phụng đời đời.
          Thời kỳ kháng chiến chống pháp và chống mỹ Đậu Tam Đa cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương.
        Ngày nay đậu Tam Đa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương, nơi hội họp của các cụ cao tuổi trong làng. Hàng năm cứ vào các ngày mồng 6 đến mồng 10 tháng 4 âm lịch nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội hay còn gọi là gỗ trận, trong đó từ ngày 6 đến ngày mồng 8 là 3 ngày hội chính.
         Đậu Tam Đa là một quần thể kiến trúc độc đáo đậm chất văn hóa dân tộc, lễ hội Đậu Tam Đa là lễ hội lớn của địa phương, thu hút hàng ngàn người tham gia hàng năm. Lễ hội mang đậm nét đặc sắc của văn hóa dân gian nói chung và nét đẹp của nền văn hóa lúa nước của vùng đồng bằng bắc bộ. Thể hiện khát vọng cháy bỏng của con người về một cuộc sống yên vui, ấm no và hạnh phúc…
         Thể theo nguyện vọng của nhân dân Ban quản lý di tích tiến hành khôi phục xây dựng lại tòa đệ tam với nguyên kiến trúc cổ của ngôi đền.
         Cuối năm 2021 Tòa Đệ Tam đã xây dựng xong, và đưa vào sử dụng cơ bản đã phục dựng lại nguyên bản như tích đậu để lại cho hậu thế.

Nguyễn Tiến Thiều
 
Liên kết
Video Clip
Đánh giá người dùng
Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Thống kê truy cập
26 người đang online